vietnamese Tiếng Việt english English
Hôm nay:

Biến đam mê thành “nghề"

Làm sao xác định đâu là đam mê chỉ để “dạo chơi”, đâu là đam mê có thể thành “nghề” và gắn bó với bạn lâu dài?


Hãy thử khi có thể


Bạn có sở thích viết lách? Hãy thử gửi bài ngay cho vài tờ báo. Bạn thích vẽ? Mở dịch vụ vẽ chibi cho mọi người trên facebook với giá rẻ xem sao. Bạn đam mê kinh doanh? Mở ngay một shop online trên mạng ngay khi có thể. Đừng chần chừ, đừng chờ đợi. Bạn còn trẻ, bạn có quyền bắt đầu lại mọi thứ, đừng e ngại bất kì điều gì. Muốn biết đam mê nào thích hợp nhất với bạn, phải thử bằng những trải nghiệm thực tế. Càng trải nghiệm được nhiều công việc, bạn càng có sự lựa chọn đúng đắn hơn, đỡ phải tiếc nuối hơn.


Tham khảo ý kiến từ “người đi trước”

Nguồn tham khảo rất đa dạng, bạn có thể hỏi trực tiếp người thân, bạn bè, hay đơn giản là cộng đồng mạng (facebook, diễn đàn…). Tốt nhất là bạn tự tìm thông tin quá sách báo, internet vì đó là nguồn thông tin khách quan nhất, giúp bạn có định hướng tốt nhất. Chẳng hạn như một bạn đam mê ngành công nghệ thông tin nhưng còn mơ hồ, những gì mà các thành viên ở diễn đàn công nghệ chia sẻ sẽ giúp bạn có được quyết định đúng đắn nhất, xem bạn có thật sự phù hợp và đam mê hay không.

 Cân nhắc về cơ hội thăng tiến

 Nếu bạn có đam mê, ắt hẳn bạn chẳng bao giờ muốn đam mê của mình đi theo lối mòn và mãi “dậm chân tại chỗ”, ngày này qua ngày khác bạn đều phải “xào đi xào lại” những việc giống nhau mà không hề thay đổi. Nếu muốn biến đam mê thành nghề, bạn hãy ước mơ và có những mục tiêu cụ thể, xa hơn, lớn hơn. Nếu bạn không thấy được bất kì cơ hội thăng tiến nào trong đam mê của mình, chỉ nên xem đó là nghề tay trái và quyết định đi một con đường khác.

Phải có “tình huống dự phòng”

Đam mê có thể tạo động lực cho bạn nhất thời, nhưng chưa chắc đã theo bạn mãi mãi. Cho dù bạn đam mê đến đâu thì cũng sẽ có một giai đoạn nào đó chán chường. Trong giai đoạn ấy, bạn cần làm một điều nào đó thật khác. “Tình huống dự phòng” rất quan trọng, vì khi bạn chưa xác định được bạn muốn làm “nghề” gì thật sự, bạn cần có sự lựa chọn. Khi bạn có nhiều sự lựa chọn, bạn sẽ cảm thấy an tâm với quyết định của mình.

 Theo Mực Tím

Read more…

Giảng viên VFU múa côn cực đỉnh

Tiết mục múa côn được dàn dựng hết sức công phu với những cảnh hậu trường tại ĐH Lâm nghiệp Việt Nam. Nhân vật biểu diễn là thầy: Nguyễn Tất Thắng - GV khoa Chế biến Lâm sản - Đại học Lâm nghiệp. Cùng chiêm ngưỡng những chiêu thức Côn nhị khúc tuyệt đỉnh từ thầy nhé!.



Đóng góp Video của bạn hoặc đề cử Video cho Tạp chí VFU: 
Mail: Khuongmurom@gmail.com
Facebook: fb.com/tapchivfu
  

Read more…

Giải Đặc biệt Gala SV2013 - Biết rồi khổ lắm nói mãi

Tiết mục nhạc kịch: Biết rồi khổ lắm nói mãi- Giải Đặc biệt-Gala sinh viên vfu 2013 (by: Nguyễn Anh Việt)
Đóng góp Video của bạn hoặc đề cử Video cho Tạp chí VFU: 
Mail: Khuongmurom@gmail.com
Facebook: fb.com/tapchivfu
 


Read more…

Mai Sơn Lâm - Biểu diễn tại Hội chợ ẩm thực 26/3

Màn biểu diễn hết sức thành công do thầy và trò môn phái Mai Sơn lâm biểu diễn.

Đóng góp Video của bạn hoặc đề cử Video cho Tạp chí VFU: 
Mail: 
Khuongmurom@gmail.com
Facebook: fb.com/tapchivfu 



Read more…

Vở kịch Vạch áo khoe tật - Giải nhì - Gala sinh viên vfu 2013

Vở kịch rất thú vị do các bạn sinh viên lâm nghiệp biểu diễn. Kịch bản thì có cũ nhưng qua cách biểu diễn sáng tạo của các bạn sinh viên thì những tiếng cười vui vẻ vẫn vang lên không dứt.
(By: Nguyễn Anh Việt).

HỌC LÂM NGHIỆP ĐÔ THỊ, LÊN NÚI....THẾ MỚI NÓI!!!



Đóng góp Video của bạn hoặc đề cử Video cho Tạp chí VFU: 

Mail: 
Khuongmurom@gmail.com
Facebook: fb.com/tapchivfu

Read more…

Gangnam style | KhoaCBLS | VFU | Đại học Lâm nghiệp

"Cơn sốt" Gangnam style dường như vẫn chưa giảm nhiệt ở cả trên thế giới lẫn Việt Nam. Mới đây nhất, một clip do các bạn sinh viên khoa Chế biến Lâm sản được đầu tư công phu từ cảnh quay cho đến diễn xuất của các nhân vật đã "đánh bật" mọi sản phẩm cover ăn theo trước đó. Bất ngờ hơn, đây lại là một sản phẩm hoàn toàn "made by CBLS", và chủ nhân của clip trên, không ai khác chính là những thành viên lớp K56 - Thiết kế nội thất - Đó chính là lời nhận xét của chính tác giả video  Mạnh Long về tiết mục này.



Read more…

Sinh viên VFU - Hip hop dân tộc

Sinh viên VFU - Hip hop dân tộc (By: tuantrang9192)

Đóng góp Video của bạn hoặc đề cử Video cho Tạp chí VFU: 
Mail: Khuongmurom@gmail.com
Facebook: fb.com/tapchivfu

Read more…

Video Hội trại 26/3 ĐH Lâm nghiệp

Hội trại 26/3. Video hội trại 26/3 ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam. Nguồn Youtube by: Nguyễn Mạnh Tuân

Đóng góp Video của bạn hoặc đề cử Video cho Tạp chí VFU: 
Mail: Khuongmurom@gmail.com
Facebook: fb.com/tapchivfu


 
Read more…

Phần mềm hệ thống thông tin địa lí MapInfo Professional


MapInfo Professional là phần mềm hệ thống thông tin địa lí do công ty MapInfo (nay là Pitney Bowes) sản xuất.

Điểm vượt trội của MapInfo so với các phần mềm khác (MicroStation là điển hình) là khả năng biên tập bản đồ chuyên đề rất tốt với công cụ create thematic map. MapInfo được xây dựng chủ yếu để xử lý các số liệu bản đồ có sẵn, các số liệu thuộc tính của bản đồ, vì vậy, ta thấy khả năng số hoá và thành lập bản đồ gốc không được hỗ trợ nhiều. MapInfo có khả năng kết nối với các phần mềm khác rất tốt, thông qua việc hỗ trợ việc mở lưu file với phần mở rộng rất đa dạng, cộng với công cụ chuyển đổi giữa các định dạng file (Universal Translator) rất linh hoạt.


MapInfo Professional có các chức năng sau:

- Hỗ trợ tốt kiểu dữ liệu vectơ với các quan hệ topo
- Cho phép chồng xếp các định dạng ảnh (raster) làm nền bản đồ
- Hỗ trợ in bản đồ
- Kết nối với Crystal Report (lập báo cáo dựa trên cơ sở dữ liệu địa lí của bản đồ)
- Lập trình tự động hóa công việc với MapBasic.

 Download: http://up.4share.vn/f/447677777c717371/mapinfo%2011.rar.file

Link dự phòng:

Part 1: http://www.mediafire.com/?qbfda2o22j1d33j
Part 2: http://www.mediafire.com/?jjf66s6zj6j8bra

Hướng dẫn Cài đặt:

Các bạn lật lượt cài đặt theo hướng dẫn trong ảnh.












Hướng dẫn dùng thuốc:

- Sau khi cài đặt xong, bạn không được chạy phần mềm mà phải tiến hành chép file *.dll vào thư mục cài đặt.



Hoàn thành cài đặt. Giờ bạn có thể mở chương trình lên và sử dụng được rồi. Chúc bạn thành công!

Read more…

Girl xinh lâm nghiệp (HOT 2013)


Một Video được tác giả Nguyễn Anh Việt sưu tập và dàn dựng. Không phải là tất cả và cái đẹp còn phụ thuộc vào con mắt và cách nhìn nhận của mỗi cá nhân. Video khi mới xuất hiện đã tạo được hiệu ứng trên facebook với hàng ngàn lượt xem và chia sẻ.




Đóng góp Video của bạn hoặc đề cử Video cho Tạp chí VFU: 
Mail: Khuongmurom@gmail.com
Facebook: fb.com/tapchivfu
Read more…

Clip giới thiệu quang cảnh ĐH Lâm nghiệp

Một clip ngắn nhưng được tác giả (https://www.youtube.com/user/ninhbinhquetoi1990) dàn dựng khá công phu. Các góc chụp khá tinh tế về các địa điểm, giảng đường bên trong trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam. Cùng xem qua clip và ủng hộ tác giả tiếp tục up các tác phẩm tiếp theo các bạn nhé! 




 
Nguồn: Ninhbinhquetoi1990 (Youtube)

Gửi Video của bạn hoặc đề cử video cho chúng tôi qua:
Mail: Khuongmurom@gmail.com
Face: facebook.com/tapchivfu
Read more…

Ebook Kỹ năng mềm: Khơi sáng tinh thần và giải tỏa stress


Ebook Tâm lý

Khơi sáng tinh thần và giải tỏa stress

Mỗi cuốn sách hay, cũng như một khóa học thú vị, đều hàm chứa một chủ đề, một ý tưởng chủ đạo được gọi là “sợi dây dẫn đường” liên kết các đầu mối lại với nhau. “Sợi dây dẫn đường” của cuốn sách nhỏ này là một ý tưởng đơn giản nhưng lại không kém phần quan trọng, đó là trách nhiệm đối với bản thân.

Cuốn sách “Khơi sáng tinh thần và giải tỏa Stress” cung cấp những hiểu biết giản dị và sâu sắc về tâm lý con người và sự tác động của tinh thần đối với cuộc sống của chúng ta.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc hướng dẫn về tinh thần, tác giả Mike George sẽ giúp bạn nhận ra các phương pháp giải tỏa Stress từ nội tâm cũng như con đường hướng đến sự thông tuệ và sức mạnh tinh thần.

Cuốn sách mô tả súc tích những điều chúng ta cần nhận thức để tạo nên niềm hạnh phúc đích thực và hài lòng hơn với cuộc sống. “Khơi sáng tinh thần và giải tỏa Stress” đưa bạn tiếp cận 7 khoảnh khắc AHA! – những khoảnh khắc hạnh phúc bất ngờ làm bừng sáng nội tâm và cả cuộc sống của chúng ta, giúp ta thay đổi sâu sắc cuộc đời mình theo hướng tích cực nhất.



Nội dung cuốn sách bao gồm các phần chính như sau:

Phần I: Ảo tưởng và quan niệm sai lầm: 7 quan niệm sai lầm thường gặp về stress.

Phần II: Hiểu biết và sự thật:

Hiểu biết 1: Đặc điểm con người của bạn
Hiểu biết 2: Bản chất tự nhiên của bạn
Hiểu biết 3: Trách nhiệm của bạn
Hiểu biết 4: Niềm tin của bạn
Hiểu biết 5: Kiểm soát bản thân.
Hiểu biết 6: Những nghịch lý của cuộc sống.
Hiểu biết 7: Các mối quan hệ của bạn.

Phần III: Hành động và chuyển hóa:

* Sống trong tĩnh lặng: Sức mạnh vĩ đại nhất là sức mạnh của sự tĩnh lặng.
* Hãy buông bỏ: Đừng bó buộc mình với bất cứ điều gì. Tất cả những chịu đựng và
đau khổ đều có cùng nguyên nhân – sự khư khư giữ lấy!
* Hãy sống cuộc sống của mình: Can thiệp vào cuộc sống của người khác là một điều vô ích.
* Lắng nghe tiếng nói nội tâm: Trong bạn luôn có sẵn một “ quân sư”!
* Biết chấp nhận: Đừng chống cự lại với điều gì cả, bởi vì nó chỉ càng làm cho điều ấy thêm mạnh mẽ, vững chắc và kéo dài thêm cuộc chiến.
* Tìm hiểu về bản thân: Bạn không thể bắt đầu “sống” thật sự cho đến khi bạn biết được mình là ai, mình sống vì điều gì.
* Hãy cho đi: Mọi thứ đến rồi đi. Chúng đến để chúng ta sử dụng, chứ không phải để cho chúng ta sở hữu.

Hy vọng sách sẽ là một món quà tinh thần ý nghĩa dành tặng bạn trong cuộc sống nhiều bận rộn.

Trích đoạn:

“ Sợi dây dẫn đường

Mỗi cuốn sách hay, cũng như một khóa học thú vị, đều hàm chứa một chủ đề, một ý tưởng chủ đạo được gọi là “sợi dây dẫn đường” liên kết các đầu mối lại với nhau. “Sợi dây dẫn đường” của quyển sách nhỏ này là ý tưởng đơn giản nhưng lại không kém phần quan trọng, đó là trách nhiệm đối với với bản thân.

Ngày nay, nhiều nguời nghĩ rằng cuộc sống của họ thật thoải mái, nhưng thật sự là họ phải chịu đựng đau khổ mỗi ngày, dưới hình thức này hay hình thức khác. Đơn giản là vì phần đông chưa hoàn toàn hiểu rõ và sống theo nguyên tắc có trách nhiệm đối với bản thân. Bạn là người tạo ra những suy nghĩ, lời nói, hành động và chịu trách nhiệm cho những gì mình đã tạo nên. Nhưng có thể bạn không biết hoặc không muốn biết điều này. Một số người biết nhưng phớt lờ đi. Còn một số khác biết nhưng lại phủ nhận nó. Đa số thì không biết, và dù có được nghe điều này, thì họ cũng không muốn tin!.."

Link download ebook http://www.doko.vn/ebook/7aha-Giai-Toa-Stress-Va-Khoi-Nguon-Sang-Tao-8547

307 - 48
Read more…

ĐHLN tham gia hoạt động chào Thăng Long ngàn năm tỏa sáng


Nằm trong chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội được Ban chỉ đạo phân công chủ trì tổ chức Lễ hội đường phố và chương trình văn hóa nghệ thuật của tuổi trẻ Thủ đô và cả nước. Chương trình diễn ra vào ngày thứ tám của Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (ngày 08/10/2010).

7h00 sáng, 100 sinh viên của Trường Đại học Lâm nghiệp cùng với sinh viên các trường đã có mặt tại Tượng đài Vua Lý Thái Tổ dự Lễ dâng hương và hoạt động đồng diễn của thanh thiếu niên Chào Thăng Long ngàn năm tỏa sáng.


Con đường Đinh Tiên Hoàng chật kín với màu áo xanh của sinh viên, với cờ, hoa… Tới dự chương trình có các đồng chí: Lâm Phương Thanh, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn; đồng chí Dương Văn An, Bí thư Trung ương Đoàn; đồng chí Nguyễn Công Soái, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội và nhiều đồng chí đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể, sở ở Trung ương và Hà Nội. Chương trình Lễ hội được dàn dựng công phu, đặc sắc với các màn đồng diễn của thanh niên, thiếu niên, thể hiện khí thế Tuổi trẻ thăng hoa cùng đất nước.
         

Một số hình ảnh Lễ dâng hương và hoạt động đồng diễn của thanh thiếu niên chào Thăng Long ngàn năm tỏa sáng:



Theo: vfu.vn
Read more…

Mười bí quyết cho một bài thuyết trình hoàn hảo


Trong cuộc sống mỗi người có một hay nhiều cái sợ. Chắc chắn không có mấy người là không sợ chết, sợ bị ốm đau nhưng có người sợ những thứ rất cụ thể như một con rắn, một con chuột v.v. và thậm chí sợ phát biểu ý kiến, sợ phải trình bày một vấn đề hay nói trước đám đông. Có người đã "quen nói", quen trình bày và đã từng nói nhiều nhưng người nghe không thấy hứng thú và thậm chí bị gò bó, bắt buộc ... Xin giới thiệu tóm tắt nội dung bài nói chuyện về phương pháp truyền đạt của Tiến sỹ Marten Lundberg, Viện Karolinska (Thụy Điển) tại Trung tâm Y sinh học (Biomedicum), Helsinki (Phần Lan), tháng 7 năm 2007 để bạn đọc tham khảo.
Mười bí quyết cho một bài thuyết trình hoàn hảo

1. Xác định nội dung chính hay mục đích của bài nói chuyện:

Người nghe cần biết những gì từ bài nói của mình và họ nên cảm nhận nội dung đó như thế nào? Nội dung chính cần giới thiệu hay cần bàn luận/tranh luận là gì? Cần phân biệt được "cái cần biết" và "nếu biết cũng tốt".

Sau 20 phút có thể quên 40% những gì nghe được; sau nửa ngày đã quên mất 60% và sau một tuần thì tới 90% nội dung có thể bị quên! (Nguồn Yale University). Chính vì vậy xác định nội dung chính của bài thuyết trình rất quan trọng!

2. Tập trung thông tin: "Vì người nghe"


Nên lưu ý rằng người nghe không quan tâm đến bạn (người nói) mà quan tâm đến chính họ. Họ muốn biết, muốn cảm nhận và muốn thực hiện một việc gì đó sau khi nghe bạn thuyết trình. Tất cả những thông điệp nên tập trung cho người nghe.

3. Tạo sự tin tưởng.

Nên nói gì để người nghe tin vào bạn và các thông tin bạn nói? Có nên đưa thông tin về bản thân bạn (quá trình học tập nghiên cứu, kinh nghiệm làm việc, kiến thức nền) để tạo niềm tin? Đưa thông tin về những chương trình, tổ chức bạn đang làm việc?

Nếu bạn nói quá nhiều về mình, người nghe sẽ có thể nghi ngờ rằng tại sao bạn lại phải cố gắng tạo niềm tin như vậy hay mục đích chính của bạn là tự quảng cáo!

4. Dẫn dắt hay đi thẳng vào vấn đề?

Nếu dùng những câu dẫn dắt để tạo thêm sự quan tâm của người nghe thì bạn cũng nên nói ngắn gọn và dùng từ ngữ dể hiểu và phải giải thích những gì chưa rõ ràng.

5. Phải để người nghe theo dõi nội dung dễ dàng nhất. Muốn vậy, bài thuyết trình của bạn phải dễ hiểu.


Ví dụ bố cục của bài thuyết trình:

a) Theo trật tự thời gian: 
"Chương trình được UNDP tiến hành từ năm 2000..... Hai năm sau đó... Và đến năm 2007..."

b) Theo các vấn đề trái ngược:

"Các nhà sản xuất cho rằng họ có thể tự tiến hành và đảm bảo việc kiểm tra hóa chất tồn dư trong sản phẩm nhưng chúng tôi cho rằng việc đó phải được tiến hành bởi các tổ chức nghiên cứu độc lập ..."

c) Vấn đề - giải pháp:

"Chúng ta chưa có thông tin đầy đủ về ưu, nhược điểm của hình thức thi trắc nghiệm đối với học sinh của trường nhưng chúng ta có thể cho các em làm các bài kiểm tra và thi thử nghiệm ..."

d) Gợi ý - tranh luận: Lập luận và đưa dẫn chứng thuyết phục:

Lập luận:

"Bởi vì ta đã ký kết công ước vì quyền trẻ em"

"Bởi trẻ em là tương lai của đất nước"

Dẫn chứng dễ thuyết phục:

"Bởi vì không ai muốn chứng kiến bạo lực học đường"

"Bởi không ai muốn con, cháu mình bị đau ốm do thiếu vacxin"

6. Các số liệu phải rõ ràng và dễ hiểu.

Nên so sánh thông tin cần truyền đạt với những gì đã được biết rõ và nhiều người biết. Đôi khi bạn phải linh hoạt trong tính toán một chút!

"Nếu bị một chiếc xe đang chạy với tốc độ 70km /giờ đâm phải, nạn nhân sẽ trong tình trạng tương tự một người bị rơi từ tầng 6 của tòa nhà chúng ta đang ngồi xuống đất!"

7. Phải "lựa" từ và câu dễ hiểu cho người nghe:

Phải giải thích những thuật ngữ. Lưu ý rằng nó có thể rất rõ ràng với bạn nhưng chưa hẳn đã rõ ràng với người khác!

8. Thể hiện trạng thái tình cảm phù hợp với nội dung truyền tải:

Một tin/một nội dung gây hứng thú: Hãy thể hiện sự nhiệt tình!

Một tin buồn? Thể hiện sự nghiêm trang, nghiêm túc.

Vấn đề này cần được lưu tâm không những khi bạn nói/trình bày mà cả khi chuẩn bị cho xuất hiện công chúng. Hiện tượng một nữ cán bộ cười trước ống kính trong khi nâng bảng ghi số tiền ủng hộ của công ty cho nạn nhân sập cầu là rất không nên.

9. Trả lời cho những điều ý kiến trái ngược mà bạn biết rõ ràng:


"Bạn có thể tự hỏi rằng: Mắm tôm có phải là nguyên nhân gây bệnh tả hay không? Câu trả lời của chúng tôi là...."

10. Tóm tắt:

"Như vậy, trong gần một giờ đồng hồ chúng ta đã tập trung vào vấn đề chính ...."

Read more…

Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Lâm nghiệp 2013


tuyen sinh dai hoc lam nghiep 2013

Năm 2013, trường Đại học Lâm nghiệp tuyển sinh 5.925 chỉ tiêu.

Đại học Lâm nghiệp* Cơ sở chính: Thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội
ĐT ( 04)33840440, 33840707
* Cơ sở phía Nam: Thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, Đồng Nai.
ĐT: 0613.922254 - 0613.922829

KÝ HIỆU TRƯỜNG: LNH (Hà Nội); LNS (Cơ sở 2)

Năm 2013, trường Đại học Lâm nghiệp tuyển sinh 5.925 chỉ tiêu, trong đó: Nghiên cứu sinh có 25 chỉ tiêu; Thạc sỹ có 600 chỉ tiêu; Đại học chính quy có 2.700 chỉ tiêu.; Cao đẳng chính quy có550; Trung cấp chuyên nghiệp (chính quy) có 300 chỉ tiêu; Liên thông từ cao đẳng, trung cấp lên đại học chính quy có 500 chỉ tiêu. Đại học Vừa làm vừa học có 1000 chỉ tiêu; Dự bị đại học có 150 chỉ tiêu; Trung học phổ thông DTNT có 100 chỉ tiêu.

Bảng chỉ tiêu Đại học-cao đẳng năm 2013:


Trường tuyển sinh trong cả nước. Thí sinh có thể dự thi tại trường ĐHLN - Hà Nội, hoặc tại Cơ sở 2 - Đồng Nai, cụm thi TP. Hải Phòng, TP.Vinh, hoặc tại TP. Quy Nhơn. Người trúng tuyển có thể học tại Hà Nội hoặc Đồng Nai.

Trường tổ chức thi theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT. Trình độ cao đẳng: không tổ chức thi mà xét tuyển những thí sinh dự thi đại học, cao đẳng năm 2013 theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT. Khối V, môn năng khiếu nhân hệ số 2 thi tại cụm thi ĐHLN Hà Nội hoặc tại Cơ sở 2 tỉnh Đồng Nai. Điểm trúng tuyển theo khối thi và nhóm ngành học. Nếu thí sinh không đủ điểm vào ngành đăng ký sẽ được chuyển vào ngành khác cùng khối thi có điểm trúng tuyển thấp hơn (nếu còn chỉ tiêu).
Read more…

Các kỹ năng quản lý thời gian


Ai cũng cũng có cùng một tài sản như nhau là 1440 phút/ngày. Nhưng cách chúng ta sử dụng tài sản đó như thế nào lại tạo nên sự khác biệt rất lớn giữa người thành đạt và kẻ thất bại. 

Thời gian là vàng, chúng ta nên dùng số vàng như thế nào để tạo ra cho chúng ta nhiều vàng nhất theo nghĩa đen của nó. Tại sao chúng ta sử dụng đồng tiền của mình rất tiết kiệm những chúng ta lại không sử dụng thời gian như vậy? 

Chúng ta phải sử dụng chi ly từng phút một. Hãy sử dụng thời gian một cách tiết kiệm nhất và tối ưu nhất. Chúng ta luôn nghĩ sao cho tối ưu trong việc tiêu tiền, nhưg thời gian thì không. Chúng ta lãng phí thời gian của mình như vậy thì hỏi còn đâu thời gian để học tập và làm những việc quan trọng??? Sai lầm lớn nhất của họ là nghĩ rằng mình có đủ thời gian để làm những việc gọi là quan trọng. Nhưng cứ làm việc theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”, “buông quăng bỏ vãi” như thế thì chẳng có việc gì chúng ta làm đạt được kết quả.

Vì vậy chúng ta phải có một kế hoạch để thực hiện và thay đổi thói quen đó bây giờ cũng chưa muộn:


1. Liệt kê các công việc vào buổi sáng hằng ngày.

Liệt kê các công việc cần làm trong ngày ra một tờ giấy hoặc trên máy vi tính cũng được. Lưu ý chỉ cần liệt kê ra và chưa vội sắp xếp vội vì nếu như thế thì chúng sẽ rất bị rối trong việc nên làm việc gì và không nên làm việc gì. Não chúng ta không thể làm một lúc nhiều việc được.

2. Xác định ưu tiên.

Sắp xếp thời gian mỗi ngày để giải quyết các công việc ưu tiên và cũng cần linh hoạt dành đủ thời gian cho những việc bất ngờ xảy ra. Hãy học cách nói “không” với những việc không phải là ưu tiên.

3. Xác định khoảng thời gian cho mỗi công việc.

Chúng ta nên xác định khoảng thời gian cho mỗi công việc và thời gian bắt đầu, kết thúc. Và một điều rất quan trọng là các bạn sẽ thắc mắc là trong khi thực hiện công việc này lại bị công việc khác quan trọng hơn xen vào thì làm thế nào? Theo nghiên cứu chúng ta nên trừ khoảng thời gian 20% để dự phòng. Đừng quên những việc nhỏ, nhưng tập trung chúng lại. Chớ để cho các việc nhỏ trôi đi, tốt nhất là dành 30 phút mỗi ngày cho các công việc này. Nhưng đừng để phải mất công nhiều lần chạy đi chạy lại ra máy photocopy, và dành các cuộc điện thoại để một lần nhấc máy gọi luôn thể. Hãy tách thời gian ra những khoảng thời gian nhỏ để tận dụng tối đa nó.

4. Tập cho mình tính kỷ luật, và thói quen.

Thay vì thường xuyên kéo lê cả đống việc, cần xác định hạn chót để hoàn thành từng công việc. Một mẹo nhỏ là nếu cần hoàn tất một việc vào 5h chiều thứ Năm thì hãy bắt mình kết thúc vào lúc 12h trưa. Nên giải quyết các việc khó trước, sau đó tha hồ... dạo chơi. Cuối cùng chúng nên tập cho mình thói quen làm việc chăm chỉ và có kế hoạch trước đó chính là dấu hiệu của người thành đạt!
Read more…

Kỹ năng mềm: Lập thời gian biểu hiệu quả


Lập kế hoạch là quá trình nhìn vào khối lượng thời gian hiện tại và tìm ra cách sử dụng hợp lý để đạt tới mục tiêu. Nếu có một thời gian biểu hợp lý, bạn sẽ có khả năng:

- Hiểu được mình có thể làm được gì trong khoảng thời gian đó.
- Lên kế hoạch sử dụng thời gian tốt nhất.
- Siết thời gian đủ để làm việc
- Dành ra một ít thời gian dự phòng đề phòng những sự việc “bất ngờ”.
- Giảm thiểu căng thẳng bằng cánh không hứa hẹn hoặc cam kết quá nhiều.
Với một thời gian biểu chu toàn và chi tiết, bạn sẽ dễ dàng quản lý nhiệm vụ được giao mà vẫn có thời gian làm việc riêng. Đó cũng là một vũ khí quan trọng giúp bạn tránh khỏi bị quá tải trong công việc.

Vậy làm sao sử dụng công cụ này?

Bạn nên lập thời gian biểu thường xuyên, có thể là mỗi tuần theo các bước sau đây:

1. Ước lượng thời gian dành để làm việc. 

Khoảng thời gian này không nhất thiết phải cố định mà sẽ phụ thuộc vào khối lượng công việc và mục tiêu cá nhân của bạn.

2. Sau đó, xác định những hành động cần phải làm để hoàn thành công việc tốt nhất.
Ví dụ, nếu công việc của bạn là quản lý người khác, trong thời gian biểu của bạn phải có thời gian dành cho việc huấn luyện, kiểm tra và giải quyết vấn đề. Tương tự, bạn cũng phải dành thời gian để giao tiếp với sếp và đồng nghiệp xung quanh nữa (Bạn có thể hạn chế tiếp xúc với đồng nghiệp trong thời gian ngắn, nhưng cần phải chủ động thu xếp thời gian trong thời gian biểu để gặp gỡ và giao tiếp với những người quan trọng).

3. Xem lại “Danh sách việc cần làm”, lập thời gian biểu cho những hoạt động cần được ưu tiên hàng đầu và các công việc cần thiết khác.
4. Tiếp theo, “để dành ra” một ít thời gian rảnh trong bảng biểu thời gian của bạn. 

Thông thường, càng có nhiều việc không tên và không rõ ràng, bạn càng cần nhiều thời gian “để dành” kiểu này. Thực tế trong công việc người ta gọi đó là thời gian bị gián đoạn: Nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà quản lý trung bình dành ít nhất 6 phút cho mỗi công việc gián đoạn.

Rõ ràng, bạn chẳng thể nào biết khi nào mình sẽ bị gián đoạn. Tuy nhiên, khi tạo ra thời gian trống trong thời gian biểu, bạn sẽ dễ dàng sắp xếp lại thời khóa biểu để phản ứng hiệu quả với những vấn đề cấp bách. 

5. Lên lịch cho “thời gian tự do”.

Đây là khoảng thời gian có thể thực hiện các công việc ưu tiên và mục tiêu cá nhân. Bạn nên xem lại ‘Danh sách việc cần làm” có sẵn các mục tiêu cá nhân đã được ưu tiên, đánh giá thời gian cần thiết để hoàn thành các công việc này và sắp xếp thời gian hoàn thành.

Ngay khi làm xong bước 5, bạn sẽ thấy mình còn rất ít hoặc đôi khi chẳng còn chút thời gian thảnh thơi nào. Nếu vậy, hãy xem lại cách giả định thời gian đã làm ở bước 1. Hỏi xem nên giữ lại việc nào, bỏ việc nào, trì hoãn việc nào.

Hãy nhớ rằng điều quan trọng nhất của những người thành công là ở chỗ họ biết cách tối đa hóa “đòn bẩy” thời gian. Họ tăng thời gian làm việc bằng cách phân chia công việc cho người khác, sử dụng tiền để thuê ngoài xử lý các công việc quan trọng, sử dụng công nghệ tự động cho công việc. Tất cả khiến họ vừa làm việc có năng suất vừa dễ dàng đạt được mục tiêu đề ra.

Đồng thời, hãy sử dụng công cụ này để coi lại “Danh sách việc cần làm” và “Mục tiêu cá nhân” xem thử mục tiêu đó có thể hoàn thành với thời gian đó không? Bạn có đang làm quá nhiều nghĩa vụ linh tinh khác không? Có phải bạn đang quan trọng hóa vấn đề lên không?

Nếu bạn vẫn thấy bị giới hạn về thời gian dư dả, có lẽ bạn nên xem lại khối lượng công việc. Với một bản kế hoạch chi tiết và toàn diện, bạn có thể sớm tìm ra giải pháp thôi.
Điểm cốt lõi: Thời gian biểu là quy trình sắp xếp và sử dụng thời gian hiệu quả để giảm thiểu căng thẳng, tăng cường hiệu quả làm việc. Đó cũng là một trong những công cụ quản lý thời gian hiệu quả nhất dành cho những ai muốn quản lý thời gian của mình.
Lập thời gian biểu là một quá trình gồm 5 bước:
1. Nhận diện tổng thời gian đang có.
2. Phỏng tỏa những công việc phải làm.
3. Lập thời gian biểu theo ưu tiên gấp gáp và các hoạt động thường nhật.
4. Phong tỏa thời gian dư dả để dự trữ cho các hoạt động.
5. Trong khoảng thời gian còn lại, lập kế hoạch cho những hành động gắn liền với việc đạt được mục tiêu cá nhân và ưu tiên.
Nếu sau khi lập thời gian biểu mà không thấy còn dư chút thời gian nào, hãy xem lại các bước ở trên để phân chia lại thời gian cho chính xác.
Read more…

12 mẹo trong nghệ thuật giao tiếp


Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Và chính sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp. 

Có thể, bạn rất khéo trong cách nói chuyện nhưng lại rất khó khi bắt đầu, hoặc kết thúc cuộc nói chuyện? Hãy thử làm theo một số mẹo dưới đây để giúp bạn tự tin hơn nhé! 


1. Khi bắt đầu một cuộc gặp, cần chuẩn bị một số vấn đề để thảo luận cũng như các câu hỏi có liên quan. Nếu bạn đã từng gặp một người nào từ trước đó, cố gắng nhớ những thông tin về anh ấy, các thói quen, sở thích hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến cả bạn và anh ta. 

2. Đầu tiên hãy nói lời chào. Nếu bạn không chắc họ nhớ tên của mình thì hãy giới thiệu tên của bạn để tránh bị bối rối. Cười và bắt tay đối tác. 

3. Giới thiệu về mình, cố gắng nhớ tên của đối tác và nên sử dụng thường xuyên. 

4. Hãy bắt đầu câu chuyện bằng các câu hỏi mở. Ví dụ “Mọi người tham dự có vẻ rất đầy đủ, anh đến đây được bao lâu rồi?” Hoặc bạn cũng có thể hỏi về các chuyến đi, hỏi xem họ có quen biết những vị khách khác không, và quen trong trường hợp nào. 

5. Lắng nghe và đưa ra các ý kiến phản hồi để thể hiện bạn là người rất quan tâm đến câu chuyện của đối tác. Mắt nhìn đối tác, đừng bao giờ liếc quanh căn phòng trong khi họ đang nói. 

6. Bạn nên lắng nghe nhiều hơn nói. 

7. Hãy đóng góp ý kiến một cách tích cực. Luôn cập nhật thông tin, sự kiện để câu chuyện thêm phong phú. Hãy bắt đầu bằng câu hỏi: "Bạn nghĩ gì về vấn đề…? "Bạn đã bao giờ nghe…" …Tuy nhiên, cũng cần tránh đưa quá nhiều chủ đề bởi như vậy rất dễ rơi vào tình trạng lan man, nhàm chán. 

8. Hãy tiếp cận và liên kết mối quan hệ giữa nhiều người với nhau trong cuộc gặp để câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. 

9. Nếu một ai đó đưa cho bạn một tấm card, hãy đón nhận như là một món quà. Cầm bằng cả hai tay, và dành một chút thời gian để đọc nó. Khi đã đọc xong, cất tấm card vào trong túi áo hoặc trong ví để khẳng định giá trị của nó. 

10. Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng. Nó sẽ chỉ rõ bạn là người như thế nào. Do vậy, dù muốn hay không, khi nói chuyện với người khác cũng phải thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin để người khác cảm thấy bạn là người nhiệt tình. 

11. Trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện, hãy quan sát và lắng nghe những phản ứng của đối tác để có những điều chỉnh thích hợp. 

12. Khi kết thúc cuộc gặp, hãy chắc rằng bạn rời đi một cách tế nhị. Ví dụ "Xin lỗi, tôi có một chút việc ở đằng kia, hẹn gặp lại anh nhé!" 

Nhớ rằng, mục tiêu trong cuộc gặp là để lại ấn tượng tốt với mọi người, tạo dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với đối tác. Vì thế bạn cần phải khéo léo, nhanh nhạy trong mọi tình huốn, nói ngắn gọn và luôn thể hiện sự nhiệt tình.
Read more…

Nghệ thuật giao tiếp qua điện thoại


Ngày nay, điện thoại là một trong những phương tiện làm việc không thể thiếu của chúng ta. Nhưng hầu hết đều chưa từng học hay đọc qua một văn bản nào hướng dẫn về cách giao tiếp qua điện thoại.

Nếu bạn là nhân viên lễ tân của công ty, khả năng giao tiếp qua điện thoại không chỉ nói lên tính cách của bạn mà còn làm ảnh hưởng đến hình ảnh của toàn công ty.

Theo khảo sát của thì đến gần 90% người sử dụng điện thoại quên "màn" chào, hỏi, xin lỗi, cám ơn... mà thường là "ai đấy", "có việc gì", "gặp ai"...

Theo tạp chí New York Times, có trên 80% các công ty, doanh nghiệp thương mại ở Mỹ đều khuyến khích nhân viên tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp điện thoại.

Đã đến lúc mọi người phải có ý thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp điện thoại; các doanh nghiệp phải xây dựng văn hóa giao tiếp điện thoại - trong đó trang bị các kỹ năng đàm phán, thuyết phục, xử lý tình huống trong giao tiếp điện thoại với khách hàng để những khách hàng khó tính nhất cũng phải hài lòng, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp.


Kỹ năng tiếp nhận đíện thoại gọi đến:

- Đừng hứa sẽ gọi điện cho ai rồi quên khuấy mất.

- Đừng gọi nhầm tên người bên kia đầu dây. Nếu không biết, hãy hỏi thẳng thắn.

- Nhạc máy sau hồi chuông thứ ba. Như vậy chúng ta có đủ thời gian để chỉnh trang lại tư thế, tinh thần để sẵn sàng nói chuyện điện thoại dù trước đó chúng ta làm gì. Trong thời gian chuông reo đến lần thứ ba: ngồi lại ngay ngắn, thẳng thắn, tập trung tư tưởng, dừng các công việc đang làm li, dù đó là việc công hay việc tư.  
- Trong khi nói điện thoại không nên hút thuốc, nhai kẹo uống nước, không nói chuyện với người bên cạnh. 

- Nên dùng một số từ ngữ thể hiện là mình đang lắng nghe đối phương nói. Không nên im lặng hoàn toàn. Nghệ thuật nghe không đơn giản là việc im lặng lắng nghe. Nên nhớ bên kia không nhìn thấy vẻ mặt chăm chú của bạn. Họ chỉ cảm thấy sự chú ý của bạn khi bạn lên tiếng đồng tình, góp lời vào cuộc thảo luận, như “vâng, tôi đang nghe”, hoặc đơn giản là những câu ậm ừ cũng được. Đừng im lặng tuyệt đối, người kia sẽ nghĩ họ đang độc thoại.

- Mỉm cười khi nói. Nên nhớ rằng nụ cười cũng đưa chuyển qua điện thoại tới người nghe đấy! - Câu đầu tiên khi tiếp cuộc điện thoại gọi đến là chào hỏi và tự xưng danh cá nhân, cơ quan để người gọi đến không mất thời gian khẳng định là đúng nơi cần gọi.

- Nên nói ngắn gọn, rõ ràng, nhẹ nhàng. Nói một cách tích cực thể hiện sự sẵn sàng giúp đỡ khách hàng. Khi khách hàng muốn nhắn lại cho ai đó thì cần ghi chép đầy đủ thông tin: nội dung nhắn, người nhắn, thời gian nhắn.

- Khi muốn khách hàng chờ đợi thì cần có lời dễ nghị với khách hàng. Nếu cảm thấy phải đợi lâu thì xin số máy của khách hàng để gọi lại khi có thể trả lời họ.

- Cố gắng kết thúc cuộc này rồi hãy bắt cuộc khác. Bạn có thể nhầm lẫn nội dung hai cuộc điện thoại. Hơn nữa, người gọi sẽ cảm thấy không được tôn trọng.

- Đừng bất nhã yêu cầu người bên kia phải gọi điện vào lúc khác.

- Đừng chuyển cuộc gọi qua nhiều người.

- Không nên giữ thái độ thiếu nhiệt tình khi nói chuyện, kể cả khi đó không phải là khách của mình. Nếu họ muốn gặp người khác, hãy nhiệt tình chuyển hoặc hỏi họ lời nhắn.

- Đừng phát ngôn nếu không chắc chắn vào những gì mình nói.

- Tuyệt đối không được bất ngờ gác máy mà không có sự giải thích.


Kỹ năng gọi nện thoại đi.

- Để cuộc nói chuyện có hiệu quả, ta nên chọn thời điểm gọi cho thích hợp. Đó là thời điểm mà khách hàng không bận bịu, tâm trạng dễ chịu. Muốn vậy ta phải nắm được lịch trình hoạt động thường ngày của khách hàng. Hơn nữa cần tìm hiểu tâm lý, thị hiếu của khách hàng trước khi gọi đến để nói như thế nào cho phù hợp. Không nên gọi vào những thời điểm sau:




  • Giờ ăn cơm, giờ nghỉ trưa.
  • Trước giờ đi làm, ngay sau giờ đi làm về.
  • Giờ có phim hay, có đá bóng hay.
  • Sau ngày có công việc căng thẳng của khách hàng.
- Câu đầu tiên phải là chào hỏi, tự xưng danh và xin lỗi nếu không hẹn trước.

- Cần chuẩn bị trước thông tin, nội dung cần trao đổi với khách hàng và nên đi ngay vào vấn đề cần nói. Nói ngắn gọn, rõ ràng, nhẹ nhàng.

- Khi kết thúc câu chuyện nên để cho khách hàng gác máy trước.




Hãy chuẩn bị một cuốn sổ nhỏ, một chiếc bút để ghi lại những thông tin quan trọng.

Nghệ thuật nói: Dù không nói chuyện trực tiếp nhưng giọng nói sẽ giúp bạn thể hiện hình ảnh của mình một cách khá sinh động. Hãy tươi cười, nụ cười dù không được nhìn thấy vẫn giúp giọng nói tươi vui hơn, thân thiện hơn. Hãy thể hiện sự nhiệt tình và tự tin trong lời nói của bạn.
Đừng nói quá to cũng đừng thì thầm khiến đầu dây bên kia phải liên tục hỏi lại. Đừng gào vào máy nhé, bạn đang quát thẳng vào tai người ta đấy.
Hãy chú ý, nếu người ta gọi cho bạn, đừng “con cà con kê”, kéo dài cuộc điện thoại không cần thiết. Có thể họ đang sốt ruột vì phải trả tiền điện thoại đấy.
Read more…

Trường Đại Học Lâm nghiệp Việt Nam - Vietnam Forestry University

Trường Đại học Lâm nghiệp (tên quốc tế là Vietnam Forestry University) được thành lập theo Quyết định số 127/CP ngày 19/8/1964 của Hội đồng Chính phủ, là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó Lâm nghiệp là đầu ngành của cả nước. Trường có uy tín về đào tạo và nghiên cứu khoa học lâm nghiệp trong khu vực Đông Nam Á.

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất và mở rộng trường, năm 2009 trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, ghi nhận công lao và vị thế xứng đáng của Nhà trường.

Sứ mệnh: 

Trường Đại học Lâm nghiệp Việt nam có sứ mạng  đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực Lâm nghiệp và phát triển nông thôn, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng tới hòa nhập bình đẳng với các Trường đại học trong khu vực và trên thế giới.

Nhà trường phấn đấu trở thành Trường đại học đa ngành, có uy tín hàng đầu cả nước và trên thế giới về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các  lĩnh vực: lâm nghiệp, quản lý tài nguyên, môi trường, công nghiệp rừng, phát triển nông thôn...Bên cạnh thế mạnh trong đào tạo về lĩnh vực lâm nghiệp, ngay từ khi thành lập, trường cũng đã phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực.

Hiện tại nhà trường đang đào tạo 21 ngành học bậc Đại học, 5 ngành học bậc Thạc sỹ và 5 ngành học bậc Tiến sỹ, trong đó có một số ngành học được giảng dạy bằng tiếng Anh theo chương trình tiên tiến.
Một buổi học vẽ - SV nghành Thiết kế nội thất ĐHLN

Vài nét về lịch sử hình thành phát triển Trường


Trường Đại học Lâm nghiệp được thành lập ngày 19 tháng 8 năm 1964 theo Quyết định số 127/CP ngày 19/8/1964 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách Khoa lâm nghiệp và một số bộ môn từ Học viện Nông lâm (hiện nay là Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)

Giai đoạn từ 1964 đến 1984: trường đặt trụ sở tại khu sơ tán Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh. Giai đoạn này Trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực bậc đại học cho ngành Lâm nghiệp, toàn trường có 3 Khoa, đào tạo 4 ngành học trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

Giai đoạn 1984 đến nay, Trường có trụ sở tại Thị trấn Xuân mai, Chương Mỹ Hà nội. Trong giai đoạn này, Nhà trường đã thực hiện chiến lược phát triển thành trường đại học đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực để đáp ứng nhu cầu nhân lực và giải quyết các nhiệm vụ Khoa học công nghệ của đất nước.

Năm 2008 Trường thành lập Cơ sở 2 đặt tại tại thị trấn Trảng Bom tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp trường Trung học Lâm nghiệp số 2 thuộc Bộ NNPTNT để thực hiện đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực về lâm nghiệp cho các tỉnh phía Nam.

Hiện Nhà trường đã có 5 Khoa chuyên môn, 32 Bộ môn, đào tạo đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực trên cơ sở tập trung phát triển, nâng cao chất lượng, giữ vững vị trí đầu ngành  đối với các ngành nghề truyền thống mũi nhọn trong lĩnh vực lâm nghiệp, đồng thời từng bước phát triển mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Cho đến nay, Nhà trường đã đào tạo được trên 10.000 kỹ sư, trên 1.000 Thạc sỹ và gần 100 tiến sỹ. Các cán bộ tốt nghiệp từ Trường Đại học Lâm nghiệp đã và đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển ngành, phát triển toàn diện kinh tế xã hội trên địa bàn cả nước, trong đó có nhiều đồng chí đã và đang đảm nhiệm nhiều vị trí chủ chốt của Đảng và Nhà nước từ Trung ương tới các địa phương.

Nhà trường đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ về đào tạo và nghiên cứu khoa học với trên 30 Trường đại học, Viện nghiên cứu và Tổ chức quốc tế trên thế giới.


Cơ sở vật chất của Nhà trường


Hiện tại Trườg Đại học Lâm nghiệp có một cơ sở vật chất khá khang trang, hiện đại, có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay và cho nhu cầu phát triển lâu dài trong tương lai.
Sơ đồ 3D - Cơ sở chính của trường ĐHLN ở  Hà Nội 

Cơ sở chính của Trường Đại học Lâm nghiệp ở Hà Nội có tổng diện tích là 177 ha. Ngoài lâm viên tuyệt đẹp có diện tích 150 ha với trên 220 loài thực vật rừng nhiệt đới, là khuôn viên trải rộng 27 ha, với 90 phòng học, 6 khu thí nghiệm, 1 thư viện điện tử hiện đại; 1 phòng tiêu bản sinh vật và 1 trung tâm kiểm định lâm sản quốc tế; có đầy đủ sân vận động, khu thể thao, nhà thi đấu, bể bơi, sân chơi, câu lạc bộ.
Hành lang giao thông trong khuôn viên trường
Lối lên giảng đường G6
Hồ Lâm Nghiệp

Ký túc xá của trường gồm các căn phòng khép kín rộng 20 - 24 m2, với tổng sức chứa hơn 6000 chỗ ở. Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo của Trường là 2,9 m2/sinh viên (theo quy định của Bộ GD & ĐT là 2,0 m2/sinh viên).

Có thể nói rằng, hiện nay trường ĐHLN Việt Nam là một trong những trường đại học có cảnh quan đẹp nhất và bên trong vẻ đẹp đó là môi trường tốt cho người học phát triển kiến thức, kỹ năng và nhân cách.


Cơ sở 2 của trường Đại học Lâm nghiệp ở tỉnh Đồng Nai có quy mô trên 4.000 học sinh sinh viên, có khuôn viên 18 ha tại một trong những khu vực phát triển năng động bậc nhất của Nam Bộ. Cơ sở 2 của trường ĐHLN đã và đang tận dụng rất tốt lợi thế về đội ngũ giảng viên và chỗ dựa vững chắc của cơ sở chính để khai thác các đề tài, dự án và đáp ứng tốt nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao của các tỉnh Nam BộTây Nguyên.
Cơ sở 2 trường Đại học Lâm Nghiệp

Read more…