Home » Nghe Thuat Song
Quan niệm may rủi trong cuộc sống
"May - rủi" là hai từ ngữ được người ta sử dụng để áp đặt cho số phận và định mệnh mà họ cho rằng nó luôn chi phối vào cuộc sống của con người. May là tốt, rủi là xấu, nếu gặp may thì người ta vui mừng, gặp rủi thì người ta buồn khổ. Nhưng đời người ai tránh được thời rủi vận may đâu. Có khi chỉ trong một ngày may rủi đến nhiều như lá mùa thu rụng vàng trên mặt đất.
Cổ nhân cũng có câu: "Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí" để nói cái lẽ tự nhiên trong cuộc sống được xem như một sự thật hẳn nhiên, một định luật bất di bất dịch của cuộc sống. Cái phước không đến hai lần, còn họa thì không bao giờ đi một mình mà nó ồ ập kéo đến và vây phủ lấy chúng ta khiến đôi lúc chúng ta không kịp hớp một hơi không khí để mà thở nữa.
May rủi cũng là hai tên gọi cho hai điều được và mất, hên và xui mà chúng ta vẫn thường hay sử dụng trong cuộc sống thường ngày hay nói theo tín ngưỡng dân gian còn gọi là họa và phúc. Con người thường có xu hướng cầu phúc lánh họa, cầu lành tránh dữ, đón may xua rủi... Nhưng đa số chúng ta toàn gây ra những điều tai họa nhiều hơn là tạo phúc và gây ra tội lỗi nhiều hơn là làm việc lành. Ấy vậy mà chúng ta luôn thiết tha cầu mong điều tốt đẹp đến cho mình trong cuộc sống. Không biết khi chúng ta gieo một hạt ớt xuống đất chúng ta nghĩ nó sẽ mọc lên cây sầu riêng chắc? Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp dữ, ông bà ta đã dạy thế rồi mà!
Vậy chúng ta còn cầu mong điều lành để làm gì trong khi chúng ta toàn làm những việc không đúng, không tốt nhỉ? Điều quan trọng chúng ta cần phải hiểu là muốn ăn trái ngọt, hưởng được hoa thơm thì phải gieo giống lành kia mà! Cầu xin thì có ích gì khi mà người khác luôn cầu xin mình đừng tổn hại họ, hãy ban phát và yêu thương họ những chúng ta nào có làm được điều đó cho ai đâu. Vậy tại sao điều chúng ta không hề làm cho mọi người mà chúng ta lại cầu nguyện ân trên làm cho chúng ta và cầu mong cuộc sống sẽ mang đến cho chúng ta nhỉ?
Người ta thường nói "Trong cái rủi luôn có cái may" và ngược lại "Trong cái may luôn có cái rủi". Sự may rủi chỉ là những khái niệm trừu tượng mang tính buông xuôi và bằng lòng với số phận của chính mình. Cái rủi là những điều không tốt, không đẹp mà thế gian không ai muốn có nhưng nó vẫn luôn luôn tìm đến và chi phối đời sống của con người. Còn cái may chính là những điều mà người ta luôn mong muốn, ham thích và tìm cầu. Vì nó mang lại cho con người niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.
Con người thường có xu hướng tìm đến với những tặng phẩm quý giá trong cuộc sống, tặng phẩm tâm linh và tặng phẩm vật chất. Một tâm hồn thoải mái, nhẹ nhàng, một đời sống bình dị an vui mà không bị bất cứ ai hay thứ gì quấy rối và phiền nhiễu đó là tặng phẩm tâm linh. Còn tặng phẩm vật chất chính là sự đầy đủ, sung túc và thoải mái trong nhu cầu hưởng thụ vật chất và một đời sống giàu sang phú quý, đầy đủ danh vọng và địa vị trong xã hội. Người ta thích được nổi bật, thích được tỏa sáng trước mọi người dù có phải dấn thân vào hay đè bẹp hoặc bất chấp tất cả để có được điều họ mong muốn.
Nếu được toại nguyện thì người ta cho là may và ngược lại thì họ cho là rủi. May rủi chỉ là cách nhìn nhận đơn giản trong tâm trí của những người luôn tham cầu và mong mỏi. Họ cảm nhận sự may rủi, được mất bằng thành quả chứ không hề nhìn đến cái nguyên nhân đã tạo ra thành quả đó. Họ không hề thắc mắc là tại sao họ được may và tại sao họ bị rủi? Họ có thể đổ trút mọi trách nhiệm lên số phận, lên định mệnh và đôi khi họ còn đổ trút lên cả ông Trời vì họ nghĩ ông Trời đã ban cho và lấy đi hoặc chi phối và chuyển vận đời sống của họ.
Tội nghiệp ông Trời, tự dưng ai làm tội nấy mang, ai tạo phước nấy hưởng, thế mà họ không hiểu điều đó, cứ trăm dâu đổ đầu tằm thì quả thật là oan ức cho đấng bề trên quá! Họ có biết đâu, ông Trời mà họ cho là chi phối số phận và cuộc sống của họ cũng phải chịu trăm đắng nghìn cay, phải luân chuyển trầm luân cũng như họ, cũng phải nếm trải nỗi đau sanh ly tử biệt chứ có sung sướng gì đâu. Ngài có được cái địa vị ông Trời cũng vì Ngài đã phải làm biết bao điều tốt đẹp cho nhân gian nên Ngài mới được thừa hưởng thành quả mà Ngài đã dày công vun đắp, tạo dựng, chứ có phải Ngài sanh ra từ một ông Trời cha và kế thừa Thiên vị ông Trời mà cha Ngài truyền lại cho Ngài đâu (theo kinh điển Phật giáo).
Nhân gian đau khổ thì oán trách Ngài, thất tình bi lụy cũng oán trách Ngài, thất bại trên đường công danh, sự nghiệp cũng oán trách Ngài. Vậy còn Ngài, Ngài đau khổ, thất tình, bi lụy, thân bại danh liệt thì Ngài sẽ trách ai? Vì có ai cao hơn Ngài nữa đâu mà Ngài đổ lỗi cho người đó. Không lẽ Ngài lại đi trách Phật, vì Phật cao hơn Ngài? Phật có ăn nhằm gì đến ai đâu mà trách Phật.
Phật thì muôn đời luôn mong mỏi chúng sanh cố gắng lánh ác cận lành, tu tâm dưỡng tánh để tự mình mang đến cho mình những điều tốt đẹp và thanh cao nhất trong cuộc sống. Phật là người tu hành với chủ nghĩa vô thần, vô sản chính thống, Phật không có cái gì để cho và cũng chẳng lấy đi của ai thứ gì vì Ngài đâu có cần những thứ mà Ngài cho là "nước bọt đã phun ra không thể nuốt trở vào" là "cặn bã của đời sống Thánh thiện".
Tín ngưỡng là một điều tốt, nhưng tín ngưỡng không phải là tất cả. Chúng ta không thể đổ lỗi cho ông Trời, cho số phận và cho định mệnh hay nghiệp duyên của mình mà quên đi tác nhân quan trọng đó chính là bản thân mình. Nếu một người tham gia giao thông mà không hiểu luật giao thông, không biết tôn trọng tài sản và sức khỏe cũng như mạng sống của người khác hay chúng ta điều khiển phương tiện một cách hời hợt, lơ đễnh và không chú tâm thì tất nhiên là gây ra tai nạn cho chính chúng ta và mọi người. Điều xui rủi đó do chính chúng ta tạo nên chứ không có ông Trời hay số phận, định mệnh nào an bày cho chúng ta cả.
Con người mỗi ngày hút từ lòng đất lên bao nhiêu lít dầu, bao nhiêu khí đốt, bao nhiêu khoáng sản, chặt phá bao nhiêu cây rừng, ngăn dòng chảy của bao nhiêu con sông để làm thủy điện và khoan bao nhiêu cái giếng phá vỡ mạch nước ngầm, xây bao nhiêu tòa nhà cao tầng, đóng xuống đất bao nhiêu cừ bê tông, xả xuống sông, xuống biển bao nhiêu là chất thải độc hại? Tất cả những điều đơn giản đó đã gây ra biết bao thảm họa cho môi trường sống của chính chúng ta. Hôm nay động đất, ngày mai sống thần, ngày kia lũ lụt, ngày nọ sụp lún, sạt lở, sập nhà, vỡ đê, tràn dầu trên biển, núi lửa phun, thủng tầng ô zôn, ô nhiễm môi trường... Rồi chúng ta đổ thừa cho số phận và ông trời sao? Trong khi chúng ta chính là thủ phạm và cũng chính là nạn nhân của những điều sai trái đó.
Điều quan trọng chúng ta cần phải hiểu là chính chúng ta làm cho chúng ta trong sạch và cũng chính chúng ta làm cho chúng ta bị nhiễm ô. "Tịnh tại ngã, bất tịnh tại ngã. Linh tại ngã, bất linh tại ngã", câu nói này hàm ý sâu xa nhưng cũng thật là dễ hiểu. Phật trời chỉ là những biểu tượng thiêng liêng cho những gì tốt đẹp trên cõi đời này. Các ngài chỉ là những tấm gương để chúng ta soi vào và học hỏi chứ không phải là nơi để chúng ta cầu xin một ân sủng hay một phúc lành nào cả.
Nếu thật sự chúng ta mong muốn điều tốt lành cho cuộc sống của mình thì hãy sống thật lòng, sống thật tốt, thật gương mẫu với cuộc sống này thì tất nhiên cuộc sống sẽ đáp trả lại cho chúng ta những điều tốt đẹp. Nếu chúng ta giúp người thì sẽ được người giúp lại, sống đúng thì không sợ sai, sống đẹp không sợ xấu, sống sạch cũng chẳng cần phải sợ nhơ nhớp.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng đã viết: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... để gió cuốn đi". Chúng ta chỉ biết sống cho thật tốt với đời, với người đó cũng chính là chúng ta đang sống tốt cho chính chúng ta vì chẳng ai muốn lấy nhọ nồi trét lên mặt mình bao giờ cả. Sống tốt để làm gì, cũng chỉ để gió cuốn đi thôi. Đó là tinh thần thi ân bất cầu báo, làm việc tốt không đòi hỏi kết quả và lợi nhuận của việc làm đó. Chúng ta chỉ biết làm để khiến cho chúng ta ngày càng tốt đẹp, có ý nghĩa, có giá trị và có ích hơn cho cuộc sống này và cho cuộc sống của chính chúng ta nữa.
Tags:
Nghe Thuat Song
Cổ nhân cũng có câu: "Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí" để nói cái lẽ tự nhiên trong cuộc sống được xem như một sự thật hẳn nhiên, một định luật bất di bất dịch của cuộc sống. Cái phước không đến hai lần, còn họa thì không bao giờ đi một mình mà nó ồ ập kéo đến và vây phủ lấy chúng ta khiến đôi lúc chúng ta không kịp hớp một hơi không khí để mà thở nữa.
May rủi cũng là hai tên gọi cho hai điều được và mất, hên và xui mà chúng ta vẫn thường hay sử dụng trong cuộc sống thường ngày hay nói theo tín ngưỡng dân gian còn gọi là họa và phúc. Con người thường có xu hướng cầu phúc lánh họa, cầu lành tránh dữ, đón may xua rủi... Nhưng đa số chúng ta toàn gây ra những điều tai họa nhiều hơn là tạo phúc và gây ra tội lỗi nhiều hơn là làm việc lành. Ấy vậy mà chúng ta luôn thiết tha cầu mong điều tốt đẹp đến cho mình trong cuộc sống. Không biết khi chúng ta gieo một hạt ớt xuống đất chúng ta nghĩ nó sẽ mọc lên cây sầu riêng chắc? Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp dữ, ông bà ta đã dạy thế rồi mà!
Vậy chúng ta còn cầu mong điều lành để làm gì trong khi chúng ta toàn làm những việc không đúng, không tốt nhỉ? Điều quan trọng chúng ta cần phải hiểu là muốn ăn trái ngọt, hưởng được hoa thơm thì phải gieo giống lành kia mà! Cầu xin thì có ích gì khi mà người khác luôn cầu xin mình đừng tổn hại họ, hãy ban phát và yêu thương họ những chúng ta nào có làm được điều đó cho ai đâu. Vậy tại sao điều chúng ta không hề làm cho mọi người mà chúng ta lại cầu nguyện ân trên làm cho chúng ta và cầu mong cuộc sống sẽ mang đến cho chúng ta nhỉ?
Người ta thường nói "Trong cái rủi luôn có cái may" và ngược lại "Trong cái may luôn có cái rủi". Sự may rủi chỉ là những khái niệm trừu tượng mang tính buông xuôi và bằng lòng với số phận của chính mình. Cái rủi là những điều không tốt, không đẹp mà thế gian không ai muốn có nhưng nó vẫn luôn luôn tìm đến và chi phối đời sống của con người. Còn cái may chính là những điều mà người ta luôn mong muốn, ham thích và tìm cầu. Vì nó mang lại cho con người niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.
Con người thường có xu hướng tìm đến với những tặng phẩm quý giá trong cuộc sống, tặng phẩm tâm linh và tặng phẩm vật chất. Một tâm hồn thoải mái, nhẹ nhàng, một đời sống bình dị an vui mà không bị bất cứ ai hay thứ gì quấy rối và phiền nhiễu đó là tặng phẩm tâm linh. Còn tặng phẩm vật chất chính là sự đầy đủ, sung túc và thoải mái trong nhu cầu hưởng thụ vật chất và một đời sống giàu sang phú quý, đầy đủ danh vọng và địa vị trong xã hội. Người ta thích được nổi bật, thích được tỏa sáng trước mọi người dù có phải dấn thân vào hay đè bẹp hoặc bất chấp tất cả để có được điều họ mong muốn.
Nếu được toại nguyện thì người ta cho là may và ngược lại thì họ cho là rủi. May rủi chỉ là cách nhìn nhận đơn giản trong tâm trí của những người luôn tham cầu và mong mỏi. Họ cảm nhận sự may rủi, được mất bằng thành quả chứ không hề nhìn đến cái nguyên nhân đã tạo ra thành quả đó. Họ không hề thắc mắc là tại sao họ được may và tại sao họ bị rủi? Họ có thể đổ trút mọi trách nhiệm lên số phận, lên định mệnh và đôi khi họ còn đổ trút lên cả ông Trời vì họ nghĩ ông Trời đã ban cho và lấy đi hoặc chi phối và chuyển vận đời sống của họ.
Tội nghiệp ông Trời, tự dưng ai làm tội nấy mang, ai tạo phước nấy hưởng, thế mà họ không hiểu điều đó, cứ trăm dâu đổ đầu tằm thì quả thật là oan ức cho đấng bề trên quá! Họ có biết đâu, ông Trời mà họ cho là chi phối số phận và cuộc sống của họ cũng phải chịu trăm đắng nghìn cay, phải luân chuyển trầm luân cũng như họ, cũng phải nếm trải nỗi đau sanh ly tử biệt chứ có sung sướng gì đâu. Ngài có được cái địa vị ông Trời cũng vì Ngài đã phải làm biết bao điều tốt đẹp cho nhân gian nên Ngài mới được thừa hưởng thành quả mà Ngài đã dày công vun đắp, tạo dựng, chứ có phải Ngài sanh ra từ một ông Trời cha và kế thừa Thiên vị ông Trời mà cha Ngài truyền lại cho Ngài đâu (theo kinh điển Phật giáo).
Nhân gian đau khổ thì oán trách Ngài, thất tình bi lụy cũng oán trách Ngài, thất bại trên đường công danh, sự nghiệp cũng oán trách Ngài. Vậy còn Ngài, Ngài đau khổ, thất tình, bi lụy, thân bại danh liệt thì Ngài sẽ trách ai? Vì có ai cao hơn Ngài nữa đâu mà Ngài đổ lỗi cho người đó. Không lẽ Ngài lại đi trách Phật, vì Phật cao hơn Ngài? Phật có ăn nhằm gì đến ai đâu mà trách Phật.
Phật thì muôn đời luôn mong mỏi chúng sanh cố gắng lánh ác cận lành, tu tâm dưỡng tánh để tự mình mang đến cho mình những điều tốt đẹp và thanh cao nhất trong cuộc sống. Phật là người tu hành với chủ nghĩa vô thần, vô sản chính thống, Phật không có cái gì để cho và cũng chẳng lấy đi của ai thứ gì vì Ngài đâu có cần những thứ mà Ngài cho là "nước bọt đã phun ra không thể nuốt trở vào" là "cặn bã của đời sống Thánh thiện".
Tín ngưỡng là một điều tốt, nhưng tín ngưỡng không phải là tất cả. Chúng ta không thể đổ lỗi cho ông Trời, cho số phận và cho định mệnh hay nghiệp duyên của mình mà quên đi tác nhân quan trọng đó chính là bản thân mình. Nếu một người tham gia giao thông mà không hiểu luật giao thông, không biết tôn trọng tài sản và sức khỏe cũng như mạng sống của người khác hay chúng ta điều khiển phương tiện một cách hời hợt, lơ đễnh và không chú tâm thì tất nhiên là gây ra tai nạn cho chính chúng ta và mọi người. Điều xui rủi đó do chính chúng ta tạo nên chứ không có ông Trời hay số phận, định mệnh nào an bày cho chúng ta cả.
Con người mỗi ngày hút từ lòng đất lên bao nhiêu lít dầu, bao nhiêu khí đốt, bao nhiêu khoáng sản, chặt phá bao nhiêu cây rừng, ngăn dòng chảy của bao nhiêu con sông để làm thủy điện và khoan bao nhiêu cái giếng phá vỡ mạch nước ngầm, xây bao nhiêu tòa nhà cao tầng, đóng xuống đất bao nhiêu cừ bê tông, xả xuống sông, xuống biển bao nhiêu là chất thải độc hại? Tất cả những điều đơn giản đó đã gây ra biết bao thảm họa cho môi trường sống của chính chúng ta. Hôm nay động đất, ngày mai sống thần, ngày kia lũ lụt, ngày nọ sụp lún, sạt lở, sập nhà, vỡ đê, tràn dầu trên biển, núi lửa phun, thủng tầng ô zôn, ô nhiễm môi trường... Rồi chúng ta đổ thừa cho số phận và ông trời sao? Trong khi chúng ta chính là thủ phạm và cũng chính là nạn nhân của những điều sai trái đó.
Điều quan trọng chúng ta cần phải hiểu là chính chúng ta làm cho chúng ta trong sạch và cũng chính chúng ta làm cho chúng ta bị nhiễm ô. "Tịnh tại ngã, bất tịnh tại ngã. Linh tại ngã, bất linh tại ngã", câu nói này hàm ý sâu xa nhưng cũng thật là dễ hiểu. Phật trời chỉ là những biểu tượng thiêng liêng cho những gì tốt đẹp trên cõi đời này. Các ngài chỉ là những tấm gương để chúng ta soi vào và học hỏi chứ không phải là nơi để chúng ta cầu xin một ân sủng hay một phúc lành nào cả.
Nếu thật sự chúng ta mong muốn điều tốt lành cho cuộc sống của mình thì hãy sống thật lòng, sống thật tốt, thật gương mẫu với cuộc sống này thì tất nhiên cuộc sống sẽ đáp trả lại cho chúng ta những điều tốt đẹp. Nếu chúng ta giúp người thì sẽ được người giúp lại, sống đúng thì không sợ sai, sống đẹp không sợ xấu, sống sạch cũng chẳng cần phải sợ nhơ nhớp.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng đã viết: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... để gió cuốn đi". Chúng ta chỉ biết sống cho thật tốt với đời, với người đó cũng chính là chúng ta đang sống tốt cho chính chúng ta vì chẳng ai muốn lấy nhọ nồi trét lên mặt mình bao giờ cả. Sống tốt để làm gì, cũng chỉ để gió cuốn đi thôi. Đó là tinh thần thi ân bất cầu báo, làm việc tốt không đòi hỏi kết quả và lợi nhuận của việc làm đó. Chúng ta chỉ biết làm để khiến cho chúng ta ngày càng tốt đẹp, có ý nghĩa, có giá trị và có ích hơn cho cuộc sống này và cho cuộc sống của chính chúng ta nữa.
Bài sưu tập từ BTV Muciu
Tác giả: Nghinh Phong
Theo : TCCL
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét