Home » Box: Nhân vật - Sự kiện
Edison - “Thiên tài là một phần trăm cảm hứng và 99 phần trăm đổ mồ hôi”
Thomas Alva Edison là một nhà phát minh vàthương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Edison được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử. Xuất thân từ một gia đình bình thường, làm thế nào Edison trở thành nhà phát minh kỳ tài nhất thế giới? Tuổi thơ hiếu kỳ và bị coi là ngu dốt Thomas Edison là con thứ bảy trong gia đình. Edison là một đứa trẻ có cái đầu to khác thường và thường xuyên đi học muộn vì ốm yếu. . Càng lớn , Edison càng tỏ ra hiếu kì. Cậu thường đặt các câu hỏi “tại sao, thế nào... “ và các câu thắc mắc không bao giờ hết của cậu đã khiến cho những người chung quanh đành phải trả lời “không biết”. Khi lên 5 tuổi,Edison thường lang thang bên bờ sông mà coi người lớn làm việc. Tại nơi này, cậu được nghe nhiều bài hát và đã thuộc lòng rất nhanh các câu ca bình dân, điều này chứng tỏEdison có một trí nhớ rất tốt. Edison được cha mẹ cho đi học tại một ngôi trường độc nhất. Trường chỉ có một lớp với khoảng 40 học sinh, lớn có, nhỏ có, học một ông giáo theo các trình độ khác nhau. Trong phòng học những chỗ ngồi gần ông thầy chỉ để dành cho các trẻ em ngu đần. Tại lớp học,Edison đặt rất nhiều câu hỏi hắc búa mà lại không chịu trả lời các câu hỏi của thầy. Al thường đội sổ, khiến cho các bạn cậu chế riễu cậu là đần độn. Một hôm, nhân có viên thành tra vào thăm lớp học, thầy giáo đã chỉ vào Al và nói : “trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn”. Al rất căm hận về hai chữ “điên khùng” và đem câu chuyện này kể lại với mẹ. Bà Nancy khi nghe kể xong, liền nổi giận, bà dẫn ngay Al đến trường và bảo ông giáo : “ông bảo con tôi điên khùng hả? Tôi nói thật cho ông rõ, trí óc của nó còn hơn ông đấy. Tôi sẽ giữ nó tại nhà và dạy lấy, vì tôi đã là giáo viên, để ông thấy rằng sau này nó sẽ ra sao!”. Điều này đã kết thúc ba tháng đi học tại trường của Edison. Bà khuyến khích và dạy Edison đọc và làm thực nghiệm. Sau này ông nhớ lại, "Mẹ tôi đã tạo ra tôi. Bà rất tin tưởng và chắc chắn về tôi; và tôi cảm thấy rằng tôi có một điều gì đó để sống, một ai đó để tôi không thể làm cho thất vọng." Hơn 10,000 lần thất bại… Một trong những phát minh vĩ đại của Edison là tạo ra ánh sáng cho nhân loại. Ông muốn biến điện năng thành ánh sáng. Nếu nhìn vào một cái bóng đèn, bạn sẽ thấy một sợi dây rất mỏng nối liền hai cây que nhỏ. Chính sợi dây tóc này làm cho bóng đèn sáng lên. Khi dây tóc bị đứt, thì bóng đèn cháy. Edison đã thử hàng ngàn thứ khác nhau trước khi tìm ra đúng vật liệu để làm sợi dây tóc đó. Có không ít những lời phê bình và công kích mỗi khi thực nghiệm không thành công. Người ta gọi ông là “nhà hoang tưởng”, “quân lừa bịp”... Nhưng Edison không bỏ cuộc. Ông đủ dũng khí và lòng kiên trì để quyết tâm phấn đấu đến cùng. Ông đã thử tóc người, vỏ dừa, và tre, làm đi làm lại nhưng đều thất bại. Rồi khi ông ngồi táy máy cái nút áo khoác, thì nút rơi vào tay ông. - Đúng rồi! Đây sẽ là cái mà ta sẽ dùng làm dây tóc! Ông thốt lên khi chụp cái nút tòn ten ở đầu chỉ. Ông biến chỉ thành than, là nguyên tố hóa học các-bon, bằng cách cho vào khuôn ni-ken. Ông cho cái khuôn này vào lò suốt năm giờ. Khi khuôn nguội, ông lấy sợi chỉ mong manh ra, rồi cho vào một vật chứa bằng thủy tinh, sau này gọi là bóng đèn. Ông tạo chân không trong đó, nghĩa là ông lấy hết không khí từ trong đó ra. Ông làm như thế vì nếu không khí còn lại trong bóng, thì sợi chỉ sẽ bị đốt cháy. Sau đó Edison cho dòng điện chạy qua. Dòng điện sẽ chạy được trong bao lâu? Edison hồi hộp chờ đợi. Ông đã làm việc suốt cả đêm và đang mệt đừ. Nhưng ông phải tận mắt xem điều này. Dây tóc sáng được 45 tiếng. Mặt Edison cũng sáng lên vì đã thành công. Bóng đèn điện đã được phát minh. Hôm đó là ngày 21-10-1879. Ngày này được đặt là “ngày kỷ niệm đèn điện”. Thomas Edison đã "thất bại" đến hơn 10,000 lần thử nghiệm để phát minh ra bóng đèn. Khi ông được hỏi làm thế nào mà ông tiếp tục được, ông chỉ đơn giản tin rằng những kết quả mà ông gặt hái được thật ra là khám phá được 10,000 cách để không phát minh được bóng đèn mà thôi! Ông đã không bao giờ xem những thử nghiệm của mình là thất bại. Thay vào đó, ông xem chúng như một cơ hội để học. Khi nào bật đèn trong phòng lên, bạn hãy nhớ rằng nhờ những nỗ lực liên tục và bền bỉ của Thomas Edison mà ngày nay thế giới mới có thời đại của ánh sáng. “Rất nhiều sự thất bại trong cuộc sống đều là do người ta không nhận ra họ đã gần với sự thành công tới chừng nào khi họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình.” – Thomas Edison |
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét